Phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

     Trong ngành gỗ thường có 2 nhóm gỗ chính: gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Khi quyết định sử dụng vật liệu gỗ cho ngôi nhà của chính mình việc chọn lựa giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Chọn như thế nào để tối ưu nhất có thể? Phải cân nhắc giữa ưu và nhược điểm, đặc biệt là giá thành của sản phẩm. Sau đây, OSEVEN sẽ chỉ cho bạn cách phân biệt chúng để giúp bạn dễ dàng chọn lựa hơn!

1. Gỗ tự nhiên là gì? Đặc tính của gỗ tự nhiên?

     Gỗ tự nhiên là gỗ được khai thác trực tiếp từ cây cối trong tự nhiên thông qua việc chặt, đốn. Sau đó, người khai thác gỗ sẽ bán những khúc gỗ lớn này cho thương nhân, doanh nghiệp, xí nghiệp chế tạo gỗ và làm ra các sản phẩm từ chính khúc gỗ tự nhiên này như: bàn, ghế, cửa, tủ,..

     Gỗ tự nhiên có 3 đặc tính chính: dai, giãn nở và có sự liên kết chắc chắn ( độ bền cao). Đặc tính dễ nhìn thấy bắt mắt thường của gỗ tự nhiên nhất chính là những đường vân gỗ đẹp đến ngưỡng thẩm mỹ mà không cần ai tác động. Vì vậy, bạn sẽ thấy trên thị trường những loại gỗ quý và có vân gỗ đẹp thường được rao bán với giá cao.

2. Một số loại gỗ tự nhiên được nhiều người sử dụng

     Gỗ sồi: gỗ sồi sở hữu vân gỗ đều, mịn, với hai màu sắc chủ đạo là nâu vàng (sồi Mỹ) và vàng pha trắng nhạt (sồi Nga). Gỗ sồi có độ cứng cao, khả năng chịu lực và chịu nén tốt, chống mối mọt, cong vênh hiệu quả.

     Gỗ thông: gỗ thông sở hữu trọng lượng nhẹ, dễ gia công với màu vàng sáng và vân gỗ thẳng đẹp mắt. Gỗ thông có khả năng hút ẩm tốt, chống thấm nước và ít bị cong vênh. 

     Gỗ óc chó: gỗ óc chó nổi tiếng với màu nâu socola ấm áp cùng những đường vân cuộn xoáy độc đáo.Gỗ óc chó có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, chống mối mọt và cong vênh hiệu quả.

     Gỗ căm xe: gỗ căm xe sở hữu màu đỏ nâu đặc trưng với những sọc đen huyền bí. Gỗ căm xe có độ cứng cao, khả năng chịu lực và chịu va đập tốt, chống mối mọt và cong vênh hiệu quả.

     Gỗ xoan đào: gỗ xoan đào sở hữu màu vàng nhạt và vân gỗ đều, mịn. Gỗ xoan đào có trọng lượng trung bình, dễ gia công, khả năng chống mối mọt và cong vênh tốt.

     Gỗ hương: gỗ hương sở hữu màu nâu đỏ sang trọng cùng những đường vân hình núi độc đáo. Gỗ hương có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, chống mối mọt và cong vênh hiệu quả, đặc biệt toả ra hương thơm quyến rũ theo thời gian.

     Gỗ tần bì:  gỗ tần bì sở hữu màu trắng kem nhẹ nhàng cùng vân gỗ thẳng đều. Gỗ tần bì có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, chống mối mọt và cong vênh hiệu quả.

3. Gỗ công nghiệp là gì? Đặc tính của gỗ công nghiệp

     Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất từ việc ghép hoặc ép chất dẻo nhân tạo, nhựa, hoặc các vật liệu khác với những mảnh gỗ nhỏ. Vì hoạt động khai thác gỗ tự nhiên quá nhiều ảnh ảnh hưởng đến môi trường; Và để đáp ứng nhu cầu gỗ thiết kế nội thất, đồ dùng gia đình, gỗ công nghiệp ra đời với nhiều chủng loại màu sắc.

 

     Đặc tính của gỗ công nghiệp thường không bị cong vênh, co ngót nhưng đồ bền và đường vân gỗ sẽ không thể sánh bằng gỗ tự nhiên. Nhờ đó, giá thành sản phẩm rẻ hơn so với gỗ tự nhiên và được nhiều người ưu chuộng dùng đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, một số loại gỗ nhân tạo sẽ có thể chứa chất độc hại, dễ biến dạng khi gặp nước, dễ bắt lửa hay bị mối mọt, nứt vỡ.

 Các loại gỗ công nghiệp phổ biến

     Gỗ MDF: Được sản xuất từ bột gỗ và keo kết dính dưới nhiệt độ và áp suất cao, MDF sở hữu bề mặt nhẵn mịn, dễ dàng phủ lớp laminate, veneer hoặc sơn bả. Loại gỗ này có khả năng chịu lực tốt, chống ẩm và cong vênh hiệu quả.

     Gỗ MFC: Tương tự MDF, MFC cũng được làm từ bột gỗ và keo kết dính, tuy nhiên bề mặt được phủ thêm lớp Melamine mỏng để tăng độ cứng và khả năng chống trầy xước. MFC có giá thành rẻ hơn MDF.

     Gỗ HDF: Được sản xuất từ bột gỗ mịn và keo kết dính dưới áp suất cao, HDF có độ dày đặc cao, khả năng chịu lực và chịu nước tốt hơn MDF và MFC. Bề mặt HDF nhẵn mịn, dễ gia công và có thể phủ nhiều lớp laminate khác nhau.

     Gỗ Plywood:  được tạo thành từ nhiều lớp gỗ mỏng được dán lại với nhau theo hướng vuông góc, tạo nên độ bền và khả năng chịu lực vượt trội. Loại gỗ này có khả năng chống thấm nước tốt và ít bị cong vênh.

4. Nên lựa loại sơn nào cho gỗ

     Với thời tiết khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp đều có thể bị nứt, mục, cong vênh theo thời gian nếu không được bảo vệ và bảo quản sản phẩm gỗ đúng cách. Vậy nên việc sử dụng sơn gỗ là vô cùng quan trọng!

     Sơn gỗ OSEVEN với hơn 20 năm có mặt trên thị trường Việt Nam và cả quốc tế tự tin giúp bạn bảo vệ những sản phẩm từ gỗ một cách an toàn nhất. Bạn có thể tham khảo bộ sơn gỗ trong nhà và sơn ngoài trời của chúng tôi bằng cách nhấp vào liên kết này nhé !

     Qua bài viết trên OSEVEN hy vọng có thể giúp bạn phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp một cách chi tiết nhất! Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây nhé!

Sơn gỗ OSEVEN

Hotline: 1900.1207

Fanpage: OSEVENpaint

Liên hệ làm đại lý: (Zalo Official: Sơn gỗ OSEVEN – tài khoản tick vàng)

Written by Paint Oseven

Leave a comment

More stories

Sơn phủ là gì ? Tầm quan trọng của sơn phủ trong ngành sơn gỗ?

Sơn phủ là một loại sơn được phun lên bề mặt của sản phẩm gỗ sau khi đã được sơn lót hoặc sơn màu (nếu có) để tạo ra một lớp bảo vệ và hoàn thiện.